Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Môn văn và người chết:Sự thờ ơ của nhân viên y tế
Không ai đến kiểm tra tình trạng cháu bé và đến 4h30 sáng 21-10, sờ vào người Nhung đã thấy lạnh. Đến khoảng hơn 5h sáng thì cháu đi.

 



Người nhà đến quây kín bệnh viện đòi đưa ra câu trả lời về cái chết của bé Nhung. Ảnh VietNamNet 

 

Hôm qua một đứa bé 11 tuổi đã chết ở Bệnh viện đa khoa Quốc Oai (Hà Nội) vì bị y bác sĩ thờ ơ. Trước đó, một nam bệnh nhân chết vì phòng khám từ chối cấp cứu do không có người nhà đi kèm.

 

Như những người làm cha làm mẹ khác, tim tôi cảm thấy nhói đau khi trông thấy hình ảnh người cha của bé Nguyễn Thị Hồng Nhung (11 tuổi, trú tại xóm 10, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) nằm ngất ngoài hành lang bệnh viện. Người cha nằm ngất lăn, xõng xoài trên nền gạch, vì quá đau đớn do cái chết của con gái mình.

 

Bác cháu bức xúc kể lại, Nhung nhập viện từ ngày 19-10, liên tục nôn khan, nhưng bác sĩ chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa nên cứ để theo dõi. Suốt ngày 20-10, cháu bé tiếp tục nôn, xót con, gia đình xin cho chuyển viện lên tuyến trên, nhưng điều dưỡng không đồng ý vì lý do hôm đó là ngày nghỉ.

 

Bác cháu cho biết đã mấy lần đi gọi điều dưỡng, nhưng được trả lời bệnh nhân không sao đâu, không ai đến kiểm tra tình trạng cháu bé và đến 4h30 sáng 21-10, sờ vào người Nhung đã thấy lạnh. Đến khoảng hơn 5h sáng thì cháu đi.

 

Điều dưỡng ca trực Nguyễn Phú Trung đã viết bản tường trình, thừa nhận mình đã sai: “Tôi đã sai vì đã không báo cáo bác sĩ trực về việc người nhà đề xuất chuyển viện, do bệnh nhân đông và phải tham ca gia mổ. Khoảng 4h20 phút ngày 21-10 gia đình thấy cháu bé lả đi nên có báo cáo với y tá. Lúc đó tôi đang nghỉ ở buồng trực điều dưỡng, nên cùng với các y bác sỹ đã đến cứu chữa nhưng không kịp”.

 

Đọc mà thấy đau đớn. Chỉ vì sự thờ ơ của nhân viên y tế mà một đứa bé chết tức tưởi, người nhà năm lần bảy lượt xin chuyển viện cũng không cho đi. Giờ thì họ có nhận sai cũng đã muộn rồi, tính mạng đứa trẻ không thể nào lấy lại được nữa.

 

Cái chết của bé Nhung có phải là quá phi lý, quá oan uổng hay không? Ở đâu lại có cái thái độ ứng xử thờ ơ vô trách nhiệm với người bệnh như vậy, y đức tàn tệ quá mức rồi.

 


Người cha bé Nhung đã nằm ngất ở hành lang bệnh viện sau cái chết tức tưởi của con gái.  Ảnh: VietNamNet

 

Mới vài ngày trước thôi, một người đàn ông bị tai nạn giao thông ở TP HCM được người đi đường tốt bụng đưa đến Phòng khám đa khoa Bà Điểm nhưng phòng khám từ chối cấp cứu vì không có người nhà đi kèm. Vậy là taxi phải chở nạn nhân đến bệnh viện trong tình trạng thương tích nặng, bệnh nhân đã qua đời.

 

Anh tài xế taxi Nguyễn Văn Tuấn đã kể lại rõ ràng, phòng khám không nhận cấp cứu bệnh nhân vì biết không có người nhà đi cùng. Một lý do không thể chấp nhận được.

 

Những vụ việc như vậy làm cho chúng ta cảm thấy tuyệt vọng về y đức, về tình người, nhưng nó đã xảy ra và có lẽ sẽ vẫn xảy ra.

 

Mới chỉ một tuần trước đây, một cuộc tranh luận vô cùng gay gắt đã diễn ra xung quanh chuyện có nên hay không dùng môn Văn để xét tuyển thí sinh vào ngành Y. Người thì ủng hộ vì cho rằng y bác sĩ cũng cần có tâm hồn, người phản đối thì nêu lý do: y bác sĩ là nhà khoa học, không phải nhà văn, không cần ấm ớ văn thơ, chả giúp gì cho họ cả. Một tờ báo đã mở cuộc trưng cầu về việc này, kết quả số phiếu không đồng ý dùng môn Văn xét tuyển chiếm tới 65,5%.

 

Tiếng Việt của người Nam bộ có một từ rất hay để gọi bệnh viện, đó là “nhà thương”. Có thể chữ “thương” bắt nguồn từ “thương tật”, “thương tích”, nhưng tôi vẫn thiên về chữ “thương” theo nghĩa “tình thương”, “thương xót”, “thương yêu” hơn.

 

Bệnh viện là nơi trú ngụ của tình thương, vì những người đang lâm vào tình trạng ốm đau bệnh tật, họ cần tình thương hơn mọi thứ trên đời.

 

Bé Nhung có thể đã không chết nếu những nhân viên y tế trong ca trực có lòng xót thương em, một đứa trẻ đang đau ốm. Bé Nhung đã không chết nếu họ mau chóng mời bác sĩ đến kiểm tra, họ linh động cho gia đình chuyển cháu lên tuyến trên, ngay cả là trong ngày nghỉ.  

 

Nhưng không, họ thờ ơ mặc kệ, họ không đến khi gia đình cầu xin, họ từ chối cho chuyển viện vì lý do “đang là ngày nghỉ”, thế là một mạng sống bị cướp đi oan uổng.

 

Môn Văn có giúp được gì trong trường hợp này không?

 

Tôi không tin môn Văn lại thần thánh đến thế, có thể chữa được bệnh thờ ơ vô cảm trong lòng người. Đừng ai khoác cho môn học này cái sứ mệnh cao cả đó, nhất là trong điều kiện giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

 

Chữa làm sao nổi khi cái bệnh vô cảm đã lan tràn khắp nơi. Nông dân đổ mồ hôi nước mắt với những vụ mùa, khi thu hoạch lại đem nông sản đổ đi, cũng chẳng ai xót thương. Người làm ra thực phẩm vô tư đầu độc người tiêu dùng. Người hành nghề tư pháp làm án oan sai,  người ở bộ phận hành pháp thì lợi dụng sự sơ suất của người khác để kiếm lời. Người làm đường xá, cầu cống thì rút ruột, bớt xén để cuối cùng đưa ra những sản phẩm quái thai, chưa dùng đã hỏng…

 

Bệnh vô cảm đã nặng quá rồi, nên giờ đây tất cả chúng ta đang phải cùng nhau gánh chịu hậu quả đó thôi.

 

Liệu có ai thấy buồn khi đụng vào lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng như đụng vào một vết thương há miệng? Liệu có ai cảm thấy rằng tất cả chúng ta, không trừ một ai đã góp phần vào cái sự tệ hại chung này của toàn xã hội?

 

Hãy cố gắng sống tốt hơn, sống có trách nhiệm với chức phận của mình, người với người hãy thương nhau nhiều hơn. Đó mới là liều thuốc để chữa trị mọi căn bệnh cho toàn xã hội, chứ không phải chỉ chữa bằng môn Văn tội nghiệp.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Khi những nỗi lo đã trở thành mãn tính (21-10-2014)
    Thói ma lanh của người Việt nhìn từ những 'chuyện nhỏ' ở sân bay (20-10-2014)
    Động từ 'chạy' và những tấn trò đời ở Việt Nam (19-10-2014)
    Người Việt ngày càng dữ! (19-10-2014)
    Thiếu gia Việt chơi siêu xe: Thú vui hay sự bệnh hoạn? (17-10-2014)
    Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi tự hào là người Việt Nam (17-10-2014)
    Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn (16-10-2014)
    Mẫn cán kiểu công chức cắp ô là..."gian lận"! (14-10-2014)
    Thư ngỏ gửi ngành Giáo dục (14-10-2014)
    Đừng nhận trách nhiệm suông! (13-10-2014)
    Xã hội ngày nay cần một bản Thất Trảm Sớ (11-10-2014)
    Không thể tiến bộ nếu không dám đi ngược chiều đám đông (11-10-2014)
    Cán bộ, công chức hay bọn giang hồ, thảo khấu? (10-10-2014)
    Khi dân đen phải làm 'đơn xin đánh nhau' (09-10-2014)
    Hoang tàn làng văn hóa 3.200 tỉ đồng (08-10-2014)
    Kẻ sống đế vương, người nghèo tận đáy (07-10-2014)
    Cơn sốt iPhone và sự tự ti của một bộ phận người Việt (05-10-2014)
    Câu hỏi của bác Phan Trung Lý có lẽ không ổn! (05-10-2014)
    Thật buồn khi phải viết những dòng này (04-10-2014)
    Lý giải thói tọc mạnh, ưa kèn cựa của người Việt (03-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153123635.